Về nguyên nhân gây ra nạn đói Holodomor

1933 tại Kharkiv: Bảng ngăn cấm chôn người tại chỗ này

Về nguyên nhân của Holodomor có nhiều quan điểm trái hẳn nhau. Một số sử gia Ukraina cho rằng đó là một sự kiện cố ý. Sử gia người Hungary Miklós Kun cho rằng đó là việc phân phối lương thực một cách cố ý, trong khi tại các làng mạc Ukraina người dân bị nạn đói đe dọa, thì thực phẩm của Ukraina được chở tới các nước Cộng hòa khác theo lệnh của Stalin trong khuôn khổ phân phối thực phẩm với giá bao cấp...". Ngược lại, các sử gia người Nga thì cho rằng nạn đói Holodomor là kết quả của việc mất mùa do thiên tai (cụ thể là trận hạn hán kỷ lục năm 1932), cộng thêm với việc tập thể hóa nông trường và sự phản kháng của nông dân Ukraina làm cho tình trạng càng thê thảm hơn.[cần dẫn nguồn]Năm 1932, Ukraine có lượng mưa lớn bất thường (gấp 2-3 lần mức bình thường), dẫn đến cây trồng bị nhiễm nấm ký sinh nghiêm trọng, đặc biệt là bệnh gỉ sắt. Dịch bệnh cây trồng đã làm sụt giảm mạnh năng suất cây lương thực, khiến hàng triệu tấn lương thực bị mất tại Ucraina trong năm 1932[29] Theo Robert W. DaviesStephen G. Wheatcroft, số liệu về tiến độ của các giai đoạn thu hoạch trong năm đó là rất chi tiết, và rõ ràng là vào năm 1932, đã có sự chậm trễ trong việc thu hoạch, khiến nhiều lương thưc còn sót lại trên đồng ruộng và bị thối rữa. Điều này xảy ra vì nhiều lý do, bao gồm cả thời tiết mưa nhiều bất thường tại Ucraina[19]

Ở Liên Xô, các nhà chức trách đã cấm thảo luận về nạn đói, và nhà sử học người Ukraine Stanislav Kulchytsky tuyên bố rằng chính phủ Liên Xô đã ra lệnh cho ông giả mạo những phát hiện về nạn đói của mình và phải mô tả nạn đói là một thảm họa tự nhiên không thể tránh khỏi, để chối bỏ trách nhiệm của Đảng Cộng sản và bảo vệ di sản của Stalin [30].

Gunnar Heinsohn, nhà xã hội học Đức, cho rằng tại Ukraina, Kazakhstan và một vài vùng tại Dãy núi Kavkaz, những nơi mà có chống đối mạnh về việc tịch thu tài sản trong quá trình tập thể hóa, thì chính phủ Liên Xô đã dùng biện pháp tịch thu lương thực để đập tan sự phản đối. Và ngay cả các phong trào đấu tranh đòi ly khai độc lập của các dân tộc thiểu số cũng bị dùng biện pháp tương tự để đối phó. Ông cho rằng đảng Cộng sản Liên Xô đã không cho cung cấp lương thực với những người bị nạn đói, cũng như không cho phép họ được ra khỏi khu vực thiếu ăn này. Lối diễn tả này của Gunnar Heinsohn bị một số người cộng sản chỉ trích vì các lý do chính trị mang hàm ý bôi nhọ vì hiềm thù chống Cộng.[31]

Nhiều người khác chỉ trích từ Holodomor khi nó được dùng bởi một số người Ukraina, họ cho rằng Ucraina đã lợi dụng hậu quả của nạn đói không chỉ ở nước Ukraina với những mục đích chính trị dân tộc quá khích. Ngoài ra, những số liệu chỉ ra là nạn đói năm 1932 không chỉ có người Ukraina phải gánh chịu, mà nó còn xảy ra tại các vùng đất khác ở Liên Xô do hậu quả của thiên tai và các chính sách sai lầm của chính phủ, nên không thể coi đây là hành vi cố ý nhắm riêng vào dân tộc Ukraina.[32]

Những vùng khác mà cũng bị ảnh hưởng trong đó có Nam Nga, các vùng giữa và dưới khu vực sông Volga, Nam Ural, Bắc Kasachstan và Tây Sibiria. Một số sử gia, như Robert Conquest, cho là tổng số người bị ảnh hưởng lên tới 14,5 triệu người, bao gồm cả những người bị nạn đói lẫn những người bị ảnh hưởng gián tiếp (di cư sang vùng khác, bán bớt tài sản để mua lương thực...)[33]

Những nghiên cứu sau này của phương Tây, nhất là sau khi văn thư lưu trữ được tự do tham khảo vào thập niên 1990, cho thấy Holodomor là kết quả tổng hợp của một loạt hậu quả dây chuyền, cả chủ quan lẫn khách quan: một nền chính trị khắc nghiệt trong việc tập thể hóa, các chính sách kinh tế sai lầm, sự chống đối của nông dân địa phương khiến nhân lực sản xuất nông nghiệp bị tụt giảm, cũng như thiên tai đã đưa đến việc mất mùa trên diện rộng.[34]

Giáo sư nghiên cứu Đông Âu Norman Naimark tuyên bố rằng những cái chết của Holodomor là kết quả từ hành vi diệt chủng cố ý của Stalin. Trong cuốn sách Stalin's Genocides, Naimark viết: "Có đủ bằng chứng - nếu không muốn nói là bằng chứng áp đảo - chỉ ra rằng Stalin và các tướng lĩnh của ông nhận thức được rằng nạn đói đang lan rộng ở Liên Xô những năm 1932-33 đã khiến Ukraine gặp khó khăn và họ sẵn sàng chứng kiến ​​hàng triệu nông dân Ukraine chết. Họ không nỗ lực để cung cấp cứu trợ; họ ngăn cản nông dân tự tìm kiếm lương thực trong thành phố hoặc các nơi khác ở Liên Xô; và họ từ chối nới lỏng các hạn chế đối với việc vận chuyển lương thực cho đến khi quá muộn. Sự thù địch của Stalin đối với người Ukraine và những nỗ lực của họ để duy trì hình thức "cai trị tại gia" cũng như sự tức giận của ông ta xuất phát từ ý nghĩ rằng nông dân Ukraine chống lại công cuộc tập thể hóa là động cơ thúc đẩy việc gây ra nạn đói" [35]:134-135

Trong 1 nghiên cứu công phu của Robert W. DaviesStephen G. Wheatcroft vào năm 2004, dựa trên các tài liệu lưu trữ của Liên Xô, các ông kết luận rằng: quan điểm cho rằng "nạn đói được cố ý gây ra để chống lại Ukraine và các nhóm quốc gia" hay được diễn giải ở phương Tây (dựa trên cuốn sách của sử gia có tiếng là thiên vị chống Cộng là Robert Conquest) là hoàn toàn sai.[29]. Trong bài viết có tựa đề The Turn Away from Economic Explanations for Soviet Famines, Wheatcroft viết rằng: "Sản xuất ngũ cốc tại Liên Xô năm 1932-33 đạt được 55 - 60 triệu tấn, và đó là 15 - 17 triệu tấn ít hơn so với năm trước... Tất cả chúng ta đều đồng ý rằng chính sách của Stalin là vô nhân đạo và tàn nhẫn và sự bao biện cho nó là một tội ác, nhưng chúng tôi không tin rằng nó được thực hiện với mục đích giết người và do đó không thể được mô tả là giết người hoặc diệt chủng... [....] Davies và tôi (2004) đã tạo ra một bản tường thuật chi tiết nhất về cuộc khủng hoảng ngũ cốc trong những năm này, cho thấy sự không chắc chắn trong dữ liệu và những sai lầm được thực hiện bởi một chính phủ thiếu thông tin và quá tham vọng..." [19].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Holodomor http://www.melgrosh.unimelb.edu.au/documents/Davie... http://parlinfoweb.aph.gov.au/piweb/view_document.... http://www.parl.gc.ca/37/2/parlbus/chambus/senate/... http://www.uccla.ca/SOVIET_GENOCIDE_IN_THE_UKRAINE... http://www.euronews.com/2013/11/22/ukraine-s-endur... http://www.faminegenocide.com/index.html http://www.ukemonde.com/genocide/margolisholocaust... http://ukrainiangenocide.com/ http://www.dradio.de/dlf/sendungen/hintergrundpoli... http://books.google.de/books?id=Bp31GmfH-6YC&print...